Trong cuộc sống hiện
nay, bột rất gần gũi trong các món ăn của gia đình Việt Nam, các loại bánh xèo,
bánh bèo, đến các món ăn chay đều sử dụng đến bột, vậy chúng ta cùng điểm qua
các loại bột chúng ta thường thấy hằng ngày.
1.
Bột gạo:
Nếu như gạo là một phần không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, thì bột gạo là nguyên liệu chính trong các
món ăn quen thuộc của chúng ta, thông thường các loại bánh làm từ bột gạo đã có
truyền thống lâu đời, mang đậm truyền thống của người Việt Nam nói riêng và
Châu Á nói chung, một số loại bánh làm từ bột gạo như bánh bèo, bánh xèo, bánh
canh…
2.
Bột nếp:
Cũng như bột gạo, bột nếp cũng được
chiết xuất ra từ gạo nếp, là một phần không thể nào thiếu trong các dịp lễ tết,
các món ăn như bánh chưng, bánh tét, nồi xôi… bên cạnh đó theo nguyên cứu khoa
học thì nếp tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm
tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư
hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để
chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng…
3.
Bột
năng: Bột năng thì chắc ít người biết đến, nhưng nó cũng được lấy ra từ một loại
nguyên liệu cũng khá quen thuộc đó là củ mì hay con gọi là củ sắn, theo mỗi
vùng miễn khác nhau như ở Miền Nam, bột năng là bột được lấy từ cù năng, một
loại củ vùng đất trũng ở Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp Mười,...Còn
bột củ mì được gọi là bột mì tinh. bột năng còn là một nguyên liệu phụ để
tạo độ sánh cho các món chè và một số loại bánh như: bánh da lợn, bánh bột lọc.
4.
Bột bắp:
Nếu nói đến bột bắp thì chúng ta ai cũng biết chiết xuất ra từ những hạt bắp(ngô),
Bột bắp giúp cần bằng lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Tuy nhiên những loại bột bắp làm từ tinh bột tinh chế sẽ ít còn giá trị bổ dưỡng
vì không bao gồm thành phần chất xơ và chất đạm cũng như một số sinh tố và
khoáng chất vốn dĩ có nhiều trong phần võ ngoài của hạt bắp và mầm bắp
Không có nhận xét nào: